Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Tínhc cấp thiết của đề tài

Ngày nay, 1/4 dân số thế giới đang sống trong điều kiện cùng cực của
sự nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu cơ bản. Hàng
triệu người khác cũng có cuộc sống trong điều kiện ngấp nghé ranh giới của
sự tồn tại [2].
Trong một thế giới mà khoa học kỹ thuật đang phát triển với tốc độ
cao như ngày nay mỗi ngày lại có tới 35.000 đứa trẻ chết vì những chứng
bệnh lẽ ra có thể phòng chống được bằng những phương pháp dinh dưỡng
và sự chăm sóc y tế sơ đẳng nhất. Những dữ liệu và ngôn từ không bao giờ
nói lên hết được những đau khổ do nghèo đói gây ra như những bi kịch khi
1/6 trẻ em ở Châu Phi không được sống để có ngày sinh nhật thứ năm, hay
hàng năm phải có nửa triệu phụ nữ chết vì những nguyên nhân liên qua n
đến thai ngén và thiếu những điều kiện y tế phù hợp. Cũng không thể nào
đánh  giá  được  những  lãng  phí  về  tiềm  năng  khi  130  triệu  đứa  trẻ  không
được đến trường tiểu học. Nghèo đói đang là mối quan tâm lớn của cộng
đồng quốc tế và của mỗi quốc gia [27].
Ở  Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định việc xóa đói giảm ngèo là
một trong những quốc sách hàng đầu, góp phần ổn định và phát triển kinh tế
xã hội là tiền đề để phát triển nền kinh tế Quốc dân. Do vậy trong nhiều thập
kỷ  qua,  trên  bình  diện  Quốc  Gia,  đã  tập  chung  giải  quyết  đồng  bộ  một  hệ
thống giải pháp quan trọng và đã thu được những thành tựu to lớn trên lĩnh
vực xóa đói giảm nghèo nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên bên cạnh
những thành tựu đã đạt được như vậy vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp  tục
giải  quyết.  Cả  nước  còn  hàng  nghìn  xã  đặc  biệt  khó  khăn,  có  tỷ  lệ  hộ  đói
nghèo cao là đối tượng cần phải quan tâm trong thời gian tới, những xã này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên    http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi nơi đa phần là đồng bào dân tộc thiểu
số đang sinh sống.
Nước ta là một quốc gia nông nghiệp, sản xuất lương thực là chủ yếu
và dựa nguồn lực sẵn có trong đó phải kể đến các nguồn lực tự nhiên như đất
đai và vốn rừng. Nhiều công trình đã cho thấy ở khu vực miền núi nơi mà yếu
tố khoa học kỹ thuật còn ít tác động đến cuộc  sống của đồng bào thì những hộ
có nhiều nguồn lực sẽ có cuộc sống đảm bảo hơn so với các hộ khác  [34].
Tuy nhiên ngoài việc các nguồn lực sẵn có thì việc sử dụng các nguồn
lực  này  sẽ  như  thế  nào  trong  mối  quan  hệ  với đời sống  kinh  tế  xã  hội  của
người dân  khu vực miền núi hiện nay đang là câu hỏi bỏ ngỏ cần phải nghiên
cứu [32]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét