Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

hệ thông nông học hữu ích

Qua tính toán ở bảng 11, chi phí bình quân 1 kg thịt gà sau khi mua từ thương lái và đóng thuế mặt bằng/con của người bán lẻ là 68979,5 đồng/kg, trị giá cao nhất là 72148,1 đồng/kg (huyện Thốt Nốt), trị giá thấp nhất là 65148,1 đồng/kg (huyện Phong Điền). Tại huyện Thốt Nốt, chi phí sản xuất 1 kg thịt gà cao là do giá mua vào từ thương lái cao, chi phí thuế mặt bằng khá cao so với các quận/huyện khác nên chi phí sản xuất cao.

GVHD: Võ Văn Sơn 26 SVTH: Lê Vĩnh Phúc
Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn …
Bảng 12: Lợi nhuận/con gà của người bán lẻ
ĐVT: đồng

Địa điểm Giá bán Doanh thu Lợi nhuận Lợi nhuận/kg
Cái Răng 80000 120000 14828,6 9885,7

Cờ Đỏ 76000 106400 10977,8 7841,3

Thốt Nốt 78000 117000 8777,8 5851,9

Vĩnh Thạnh 77000 123200 14122,2 8826,4

Phong Điền 75000 112500 14777,8 9851,9

Ô Môn 77000 115500 10300 6866,7

Bình quân 77166,7 115766,7 12297,4 8198,3

Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp

Qua bảng 12, cho thấy rằng lợi nhuận của người bán lẻ đạt được cao, bình quân là 8198,3 đồng/kg, giá trị cao nhất là 9885,7 đồng /kg (quận Cái Răng), giá trị luận văn ngày 27/10 tại đây
thấp nhất là 5851,9 đồng/kg (huyện Thốt Nốt). Sở dĩ họ có lợi nhuận cao như vậy là do họ luôn chủ động cho giá bán của mình cao hơn giá mua vào và do nhu cầu thịt gà ở từng nơi mà giá bán ra của họ cao thấp khác nhau. Vì thế ở những nơi có nhu cầu thịt gà cao thì họ lấy số lượng nhiều và bán với giá cao hơn. Khi đến trưa thì họ đi giao cho các nhà hàng và quán cơm,… với giá thấp hơn giá thị trường 500 - 1000 đồng/kg hoặc bán bằng giá nhưng họ lựa gà tốt để giao. Tại Thốt Nốt, người bán lẻ có lợi nhuận thấp là do các bán lẻ nơi đây thu từ thương lái với giá cao, tiền mặt bằng hằng tháng cũng cao so với các nơi khác, sức tiêu thụ của người tiêu dùng

không cao mà chủ yếu là giao cho các nhà hàng và quán cơm,… nên giá của họ bị giảm so với giá bán cho người tiêu dùng, từ đó mà người bán lẻ nơi đây có lợi nhuận thấp.

Tóm lại, để hoạt động kinh doanh có lời thì người bán lẻ luôn bán với giá cao hơn giá mua vào, trừ trường hợp bất đắt dĩ lắm họ bán bằng giá hoặc thấp hơn. Nguyên nhân là do việc bán thịt vào buổi sáng trở nên chậm dần, hoặc chất lượng thịt xấu, cũng có thể khi dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại làm cho nhu cầu thịt gà

của người tiêu dùng thấp.

GVHD: Võ Văn Sơn 27 SVTH: Lê Vĩnh Phúc

Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn …
4.4 SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÁC CÔNG ĐOẠN

Hiện nay, các sản phẩm chăn nuôi đang được nhà nước ta miễn thuế GTGT do đó để thấy rõ hơn về hiệu quả kinh tế của từng công đoạn, ta tiến hành phân tích so sánh hiệu quả giữa các công đoạn chăn nuôi, giết mổ và phân phối sản phẩm thịt gà qua bảng thu nhập bình quân hằng ngày như sau:
Bảng 13: Thu nhập bình quân hằng ngày của từng công đoạn ĐVT: đồng/con

Công đoạn Thu nhập/ngày/con % Lợi nhuận

Người chăn nuôi 419,2 2,1

Thương lái 7257 36,66

Bán lẻ 12297,4 61,57

Nguồn: theo số liệu điều tra trực tiếp và hệ thống nông học hữu ích tại nơi đây

Từ bảng 13, ta thấy rằng thu nhập bình quân hằng ngày của người bán lẻ và thương lái là cao hơn rất nhiều so với thu nhập của người chăn nuôi. Thu nhập bình quân hằng ngày của người bán lẻ là 12297,4 đồng/con, chiếm tỉ trọng 61,57 %. Tuy hiên, lợi nhuận của người bán lẻ phải phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Khi nhu cầu tăng thì lượng thịt bán ra nhanh với giá cao hơn bình thường, ngược lại khi nhu cầu giảm thì lượng thịt bán ra chậm, đôi lúc phải hạ giá để lấy lại vốn. Kế đến là thu nhập hằng ngày của thương lái, bình quân là 7257 đồng/con, chiếm tỉ trọng 36,66 %. Cuối cùng là người chăn nuôi, thu nhập bình quân hằng ngày à 419,2 đồng/con, chiếm tỉ trọng 2,1 %. Từ đó thấy rằng người chăn nuôi hiện nay hầu như không có lợi nhuận, thậm chí có thể bị lỗ khi giá gà thấp, hoặc khi dịch cúm

gia cầm bùng phát trở lại.

GVHD: Võ Văn Sơn 28 SVTH: Lê Vĩnh Phúc
Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn …
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Qua kết quả khảo sát ở các hộ chăn nuôi, các thương lái và những người bán lẻ, chúng tôi rút ra một số kết luận:
Người chăn nuôi
- Trong quá trình sản xuất gà thịt thì yếu tố thức ăn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu giá thành, chiếm tỉ lệ 70,05 %. Kế đến là chi phí con giống chiếm

20,83 %.
- 71,32 % gà con giống từ đàn gà nhà và 100 % giống gà nuôi là gà ta.
- Chi phí bình quân để sản xuất 1 kg gà thịt là 24.100 đồng.

- Giá bán bình quân gà thịt là 63.400 đồng/kg .

- Lợi nhuận bình quân mà người chăn nuôi thu được từ 1 kg gà sống là 39.300 đồng.

- Thu nhập bình quân hằng ngày của người chăn nuôi là 419,2 đồng/con.
Thương lái

- 75 % thương lái đến với nghề này là do lợi nhuận. 87,5 % thương lái ít khi chủ động tìm đến người chăn nuôi mà đợi người chăn nuôi nhắn tin.
- Giá mua bình quân là 61.500 đồng/kg, giữa các vùng có giá mua chênh lệch khoảng 3.000 đồng/kg. Chi phí thu mua - giết mổ cho mỗi con gà là 66017,7
đồng/kg.
- Trọng lượng gà khi giết mổ là 1,5 kg, sau khi giết mổ (cắt cổ và nhổ lông)
còn khoảng 1,3 kg, sau đó bán với giá bình quân là 70.875 đồng/kg.
- Lợi nhuận bình quân là 4815,7 đồng/kg.
- Thu nhập bình quân hằng ngày của thương lái là 7.257 đồng/con.

GVHD: Võ Văn Sơn 29 SVTH: Lê Vĩnh Phúc

Luận văn tốt nghiệp Hiệu quả kinh tế các công đoạn …Bán lẻ
- Người bán lẻ chỉ mua nguyên con gà sau khi đã cắt cổ và nhổ lông từ thương
lái với giá bình quân là 68833,3 đồng/kg và bán ra với giá do mình qui định. - Chi phí thu mua sản phẩm thịt cao, bình quân là 103.250 đồng/con. Khi đó lợi nhuận có được là rất cao, bình quân là 12297,4 đồng/con. - Để hoạt động kinh doanh có lời người bán lẻ thường tăng giá sản phẩm của mình cao hơn với giá mua vào.
Chuỗi ngành hàng thịt gà - Bao gồm các công đoạn: người chăn nuôi - thương lái - bán lẻ. - Công đoạn phân phối sản phẩm thịt (người bán lẻ) có lợi nhuận cao nhất. - Công đoạn chăn nuôi có lợi nhuận thấp nhất. 5.2 ĐỀ NGHỊ - Người chăn nuôi cần phải tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương để giảm cho phí thức ăn.
- Trong giai đoạn gần đây do giá thức ăn thường tăng cao, dịch bệnh lại bùng phát làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng nên giá bán sản phẩm của gà sống khôngổn định. Do đó, cần có sự can thiệp của Nhà nước để điều chỉnh và có thể qui định chuẩn về sản phẩm gà nhằm giúp cho người chăn nuôi dễ dự tính, dự toán được kế hoạch của mình.
- Người chăn nuôi cần tích cực tham gia vào các lớp tập huấn do Nhà nước tổ
chức để tăng hiệu quả chăn nuôi. - Nhà nước cần tổ chức đại lý thu mua hay xí nghiệp chế biến sản phẩm thu
mua sản phẩm của người chăn nuôi. Tham khảo thêm học kế toán thực hành tphcm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét